1900 2226

Những điều cần biết trước khi lựa chọn sử dụng sạc không dây


Sạc không dây đã xuất hiện từ lâu, với nhiều ưu điểm: gọn, đẹp, dễ sử dụng… Tuy nhiên, người sử dụng không thể bỏ qua những điểm sau đây khi có ý định lựa chọn cho mình một chiếc sạc không dây.

 

Trước hết, sạc không dây là gì?

 

Sạc không dây là tính năng sạc pin cho điện thoại trong đó bạn chỉ cần đặt điện thoại lên một mặt đế sạc (đã được cắm điện), mà không cần phải cắm dây cáp như kiểu sạc thông thường.

 

Đế sạc không dây kiêm giá đỡ RP-W12

 

Sạc không dây sử dụng cảm ứng từ, nó cung cấp năng lượng cho các thiết bị khi đặt lên trên một bề mặt và không cần dùng đến cáp nối.

 

Cơ chế hoạt động của sạc không dây

 

Ngay từ khi ra mắt, tính năng sạc không dây đã lập tức tạo được sự hấp dẫn bởi nó cho phép sạc điện thoại thông minh mà không cần đến cáp USB. 



Sạc không dây sẽ cấp năng lượng cho pin qua nguyên lý cảm ứng từ và cộng hưởng từ. Về cơ bản, nguồn điện được lấy từ ổ điện, cho chạy qua cuộn cảm để tạo ra từ trường. Từ trường này sẽ tương tác với cuộn cảm đặt trong điện thoại để tạo ra dòng điện sạc pin cho máy.

 

Đế sạc không dây kiêm giá đỡ RP-W12

 

Theo định luật Faraday, từ trường chuyển động sẽ tạo ra điện trường và ngược lại. Điều đó nghĩa là mọi thiết bị điện tử, kể cả bóng đèn, đều phát ra từ trường. Tuy nhiên, bóng đèn không thể sạc pin cho điện thoại vì chúng được thiết kế để hoạt động với từ trường có cường độ xác định.

 

Mức cường độ này được gọi là "tiêu chuẩn". Smartphone thường hỗ trợ các tiêu chuẩn khác nhau, phổ biến nhất là tiêu chuẩn Qi. Mỗi tiêu chuẩn sạc không dây hỗ trợ tốc độ sạc khác nhau. Điện thoại Samsung với cuộn cảm riêng có thể sạc không dây với công suất lên đến 15W, còn lại hầu hết smartphone chỉ có thể sạc không dây với tốc độ 5W hay 10W.

 

Ưu điểm:

Đế sạc không dây kiêm giá đỡ RP-W12

 

- Gọn, đẹp, dễ sử dụng.

- Hạn chế được thói quen vừa dùng điện thoại vừa sạc của người dùng, từ đó giảm thiểu rủi ro tai nạn.

- So với việc sạc bằng dây, sạc không dây sẽ ít rủi ro về chập điện, cháy nổ hơn. 

Một số đế sạc sẽ không hoạt động khi đặt các vật kim loại (chìa khóa...) lên bề mặt. Đây là giải pháp an toàn để đảm bảo chúng không bị nóng lên do từ trường dẫn đến cháy nổ. 

- Với điện thoại có tính năng chống nước, chống bụi, sạc không dây sẽ tránh được việc phải mở lỗ cắm cáp gây ảnh hưởng đến độ bền của nắp đậy, từ đó không gây ảnh hưởng đến khả năng chống bụi, chống nước. 

 

Nhược điểm:

- Phải mua thêm đế sạc với mức giá thường cao hơn nhiều so với bộ sạc bình thường.

- Thời gian sạc lâu.

Sau nhiều năm xuất hiện, công suất sạc không dây đã tăng từ 5W lên 10W, 15W. Trong khi công suất sạc có dây đã lên 45W hay 55W, sạc không dây vẫn chưa thể đạt con số đó.

- Lãng phí năng lượng

Theo Digi-Key, sạc không dây lãng phí 20-70% năng lượng, do đó các hãng phải tìm ra giải pháp đảm bảo sạc không dây vừa nhanh, vừa an toàn và hiệu quả.

- Khó di chuyển, do máy lúc nào cũng phải đặt tiếp xúc với đế sạc.

- Không phải điện thoại nào cũng dùng được tính năng này, mà phải có cấu hình phần cứng phù hợp. Hiện tại chỉ có các dòng flagship của các hãng lớn như iPhone, Samsung hay dòng Huawei Pro,... có hỗ trợ tính năng sạc không dây này.

 

Tuy nhiên, sạc không dây vẫn là một trong những lựa chọn hàng đầu hiện nay của các nhà sản xuất công nghệ, và hiện đang là xu hướng chủ đạo cho các dòng sản phẩm công nghệ, hứa hẹn sẽ thay thế hoàn toàn các phụ kiện có dây.

 

Hiện nay, trên hệ thống bán hàng của Topcity có rất nhiều sản phẩm đế sạc không dây như: Đế sạc không dây Remax RP-W13; Sạc không dây PD W-W5; Đế sạc không dây Proda PD-W3;... bạn có thể ghé qua và lựa  chọn cho mình một sản phẩm phù hợp.




Bài viết liên quan