1900 2226

Xiaomi treo quảng cáo cực gắt ngay cạnh biển quảng cáo 'Flagship Killer' của OnePlus


Các chuyên gia cho rằng Xiaomi đã bắt kịp Oppo khi cho ra lò mẫu smartphone với camera dưới màn hình trên Twitter, nhưng internet không phải là mặt trận duy nhất để Xiaomi tấn công các đối thủ. 

Biển quảng cáo của OnePlus (trái) và của Xiaomi (phải)

Trước tiên, công ty bắt đầu quảng cáo mẫu điện thoại mới Redmi K20 dưới tên gọi "Flagship Killer" (tạm dịch: Kẻ huỷ diệt những smartphone hàng đầu) - cũng chính là thuật ngữ tiếp thị mà OnePlus tích cực sử dụng từ những năm đầu tiên ra mắt thương hiệu. 

Tiếp đó, Xiaomi tiến hành đặt các bảng quảng cáo ngay bên cạnh quảng cáo của OnePlus trên khắp Ấn Độ với một tuyên bố táo bạo: "Starkly supervisor to the latest One" (Hoàn toàn vượt trội so với phiên bản One mới nhất). 

Điểm thú vị là, bảng quảng cáo của OnePlus có hình ảnh của nam diễn viên Robert Downey Jr. - thủ vai Người Sắt Tony Stark trong loạt phim siêu anh hùng đình đám của Marvel. Và Xiaomi đã sử dụng từ "Starkly" - "hoàn toàn" như một lối chơi chữ với cái tên Tony Stark. 

Giờ hãy điểm qua một chút về nguyên nhân gây hấn của Xiaomi. Theo nhiều nghi vấn, OnePlus là công ty con của Oppo, mặc dù hai công ty có vẻ như không muốn thừa nhận sự liên quan mật thiết với nhau. Tuy vậy, nhiều thiết kế hàng đầu của Oppo cũng đã trở thành thiết kế của các thiết bị OnePlus, và công ty "flagship-killing" này thì được sáng lập bởi phó chủ tịch của Oppo - Peter Lau. Kế hoạch marketing của OnePlus luôn hướng tới việc cung cấp cho khách hàng những tính năng tốt nhất với mức giá hời nhất, đồng thời cung cấp phần mềm phù hợp cho hệ thống năng lượng - đầu tiên là CyanogenMod (RIP), sau đó là hệ điều hành Oxygen. Do đó, hãng quảng bá thiết bị của mình như một "sát thủ hàng đầu". Công ty đã lớn mạnh hơn nhiều kể từ những ngày đầu tiên và bớt dần tính giật gân trong marketing, nhưng hứa hẹn ban đầu - mức giá hời (nhất) và tính năng tốt nhất - chưa bao giờ thay đổi.

Người mẫu cho quảng cáo của OnePlus là nam diễn viên thủ vai Người Sắt Tony Stark

Xiaomi gần đây cũng phát triển theo một chiến lược tương tự. Thông qua công ty con Poco, công ty đã phát hành Pocophone tại thị trường phương Tây với hứa hẹn sẽ hỗ trợ các nhà phát triển và tân trang các thiết bị, chen ngang vào tệp khách hàng gốc của OnePlus. Nhiều người thậm chí đã coi Poco như là vật kế thừa tinh thần của OnePlus, mặc dù công ty ít độc lập hơn nhiều so với OnePlus và Oppo. Bằng chứng là các hoạt động marketing cho Flagships Redmi K20 gần đây - với công ty con Redmi. Doanh nghiệp bắt đầu nhận thấy rằng việc tiếp thị các thiết bị của mình như một giải pháp thay thế giá rẻ cho các thiết bị của công ty đối thủ thực sự hiệu quả, và do đó, họ đã mở rộng thông điệp này từ thương hiệu phụ Poco lên tầm chiến lược của riêng mình.

Còn cách nào để tiếp thị sản phẩm của bạn tốt hơn là tấn công vào chính công ty đang nhắm vào cùng một nhóm khách hàng mục tiêu của bạn? Bởi thế, Xiaomi đang lợi dụng chính điều này để chống lại đối thủ cạnh tranh trực tiếp của mình. Câu hỏi đặt ra là liệu OnePlus có cần thiết phải phản công lại không, khi mà chính Xiaomi đang đặt mình vào thế yếu trong mối quan hệ đôi bên? (Mặc dầu tất nhiên là điện thoại của Xiaomi bán chạy hơn, và với họ, vấn đề chính vẫn là đã thu hút thêm khách hàng.)

Chiến thuật của Xiaomi không phải là chưa từng có tiền lệ: Trước đây Google đã sử dụng một chiến lược tương tự khi quảng bá dòng sản phẩm Pixel của mình, đối đầu với ông lớn Apple, dùng Pixel 3a để tấn công iPhone X một cách trực diện. Hay ngay cả Samsung cũng sử dụng chiếc lược tương tự với Apple vài năm trước đây, thậm chí hơi tiêu cực.

Theo androidpolice.com

 


Bài viết liên quan