Ngày xưa chỉ đại gia mới mua được những món đồ công nghệ cổ lỗ này
Cùng Top City điểm lại một số món đồ công nghệ chỉ "dân chơi" ngày xưa mới có
1. Radio
Radio, hay còn gọi là cái "đài hát" là một thiết bị giải trí phổ biến những năm 70. Âm thanh trầm bổng, có khi rè rè phát ra từ radio là một ký ức không thể nào quên của những người thuộc thế hệ cũ. Radio được xem là thiết bị rất có giá trị trong mỗi ngôi nhà mà không phải ai có tiền cũng có thể sở hữu được, đặc biệt là radio nhập khẩu của Đức, Liên Xô,... .
2. Máy nhắn tin
Máy nhắn tin là thiết bị cho phép người dùng xem tin nhắn trực tiếp từ tổng đài điện thoại. Máy khá bất tiện vì người dùng chỉ có thể xem mà không thể phản hồi tin nhắn. Các tin nhắn không có dấu nên đôi khi người ta phải gọi điện để hỏi lại thông tin.
Thời máy nhắn tin du nhập về Việt Nam, chỉ những người "có điều kiện" mới có thể sở hữu được. Điện thoại ngày ấy là điện thoại bàn và trạm điện thoại chứ chưa có điện thoại di động.
3. Máy điện tử cầm tay
Đây là chiếc máy vang danh một thời với nhiều trò chơi pixel thú vị như đua xe, bắn xe tăng,... , điển hình nhất là trò Tetris (xếp hình). Máy điện tử cầm tay có tên gọi gốc là Game Toy, ra mắt năm 1989 và đến nay vẫn tiếp tục được sản xuất. Thiết bị hỗ trợ game 8-bit và màn hình 160x144 pixel, vô cùng nhỏ gọn và tiện lợi.
4. Đĩa mềm
Đĩa mềm là loại đĩa lưu dữ liệu đời đầu khi máy tính mới được du nhập về Việt Nam. Những chiếc đĩa mềm hình vuông chỉ có dung lượng khoảng từ 720 KB đến 2,88 MB để chứa dữ liệu - một con số quá nhỏ so với nhu cầu lưu trữ dữ liệu khổng lồ như hiện nay. Tuy lưu trữ bất tiện như vậy, nhưng đĩa mềm là sự lựa chọn duy nhất những năm 90 khi người ta cần lưu file Word hay những bản hệ điều hành để khởi động trên nền tảng DOS.
Qua thời gian, những chiếc đĩa mềm dần bị thay thể bởi các loại đĩa CD, DVD rồi tới USB, thẻ nhớ dung lượng lớn. Các ổ đọc đĩa mềm ngày nay cũng không còn nữa, bởi vậy đĩa mềm hiện tại mang giá trị sưu tầm hơn là để sử dụng như một món đồ công nghệ.
5. Đầu băng video
Giống như những chiếc TV thời xưa, những đầu băng video có giá trị rất lớn (vài chỉ vàng) nên không phải nhà nào cũng có điều kiện để mua sắm. Đi cùng những đầu băng video này đương nhiên là những băng video có kích thước khá lớn dùng để lưu phim ảnh, âm nhạc...
Khi đó những cửa hàng cho thuê băng video có khá nhiều, và nội dung thì có đủ cả: từ phim chưởng Tây Tàu cho đến ca nhạc, hài... Mức giá thuê thời đó vào khoảng 1 - 2.000 đồng một ngày.
6. Điện thoại "cục gạch"
Chiếc điện thoại này tên là Motorola Dynatac 8000x, được xem là điện thoại di động phiên bản thương mại đầu tiên. Với trọng lượng gần 800g và chiều cao 33cm cồng kềnh, người dùng gọi sản phẩm này là điện thoại "cục gạch". Máy cần tới 10 tiếng để sạc pin, đủ cho quá trình đàm thoại liên tục trong... 30 phút. Bên cạnh đó người dùng phải nói rất to khi sử dụng vì chất lượng truyền âm thanh kém. Những năm 80, chỉ những người cực giàu mới có cơ hội sử dụng chiếc điện thoại này, vì giá bán của nó thời ấy lên tới 4000 USD.
7. Máy nuôi thú ảo
Ở Việt Nam, phong trào nuôi "gà ảo" trên chiếc máy này đã từng tạo nên cơn sốt trong giới trẻ. Hằng ngày người chơi sẽ cho thú cưng ăn uống, dạo chơi đúng giờ, nếu bỏ quên chúng sẽ chết đói và người chơi phải nuôi lại từ đầu. Chúng cũng có thể chết khi máy bị hết pin. Các con vật nuôi rất đa dạng như gà, chó, khủng long,...
8. Máy chơi game băng
Đây là chiếc máy game bao thế hệ từng say mê. Nitendo N64 là một trong những dòng máy nổi tiếng nhất thời xưa. Khi các công nghệ tiên tiến được tích hợp trên PlayStation 2 và Xbox thì N64 mới hết cơn sốt.
9. Máy nghe nhạc Walkman
Máy nghe nhạc Walkman là phụ kiện "sang chảnh" của các thanh thiếu niên thời chưa có iPod. Để nghe nhạc bằng máy này sẽ cần sử dụng băng hoặc đĩa.
Tuy nhiên khả năng lọc tiếng ồn của máy rất kém, phụ thuộc nhiều vào chất lượng tai nghe. Hiện nay Sony đã nâng cấp máy nghe nhạc thành nhiều phiên bản hiện đại nên chiếc máy Walkman đời đầu đã trôi vào dĩ vãng.
10. TV đen trắng
Truyền hình và TV từng là những thứ xa xỉ với thu nhập ít ỏi của các gia đình Việt Nam những năm 80. Ngày ấy cả khu dân cư mới chỉ có một chiếc TV, nên việc "xem ké" khá phổ biến, tăng tình đoàn kết xóm làng.
Tín hiệu ăng-ten của TV đen trắng thường không ổn định nên việc xem truyền hình rất khó khăn, hình ảnh thường bị giảm độ nét. Tuy nhiên đó vẫn là thiết bị giải trí số một thời bấy giờ.
Theo thethaovanhoa.vn
> Xem thêm: ̀5 trang web cực thư giãn cho những người... rảnh
Xem thêm: 5 lý do để yêu một chàng game thủ
Chủ đề tương tự
- 5 dòng tai nghe True Wireless khiến người dùng 'đứng ngồi không yên'
- 7 cửa hàng bán phụ kiện điện thoại uy tín ở Hà Nội
- iOS 13.4.1 và iPadOS 13.4.1 lỗi FaceTime và lỗi Bluetooth tùm lum
- Các mẹo cải thiện tốc độ iPhone sử dụng lâu ngày
- Hướng dẫn cách chia sẻ âm thanh với AirPods từ iPhone, iPad
- Nên mua iPhone 12 hay chọn iPhone 11 với giá giảm thơm hơn?