1900 2226

Cảnh báo: Hiểm họa khó lường từ việc sử dụng chung tai nghe!


Tai nghe là một thiết bị công nghệ được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Tai nghe giúp chúng ta thoải mái thưởng thức âm nhạc mà không sợ làm phiền những người xung quanh. Tuy nhiên, thật sai lầm khi sử dụng chung tai nghe bởi trong đó thực sự tiềm ẩn rất nhiều hiểm họa khó lường bạn nhé!

1. Hiểm họa ve tai

canh-bao-hiem-hoa-kho-luong-tu-viec-su-dung-chung-tai-nghe

"Ve tai" không phải là tên riêng để chỉ một loài động vật cụ thể mà là danh từ chung dùng để chỉ những loài sinh nhật rất nhỏ sống ký sinh bên trong tai của vật chủ. Thông thường, các loại ve tai sẽ sống trên cơ thể của các loài vật được nuôi trong nhà như chó, mèo... Nhưng đừng chủ quan vì chúng có thể lây sang bạn bất cứ lúc nào nếu bạn nuôi hay tiếp xúc với nó.

Với kích cỡ nhỏ bé của mình, ve tai và trứng của chúng có thể dễ dàng bám dính lấy phần rìa phía trong của tai nghe và có thể lây từ bạn sang những người khác hoặc ngược lại. Nếu bị ve tai thâm nhập, bạn sẽ phải chịu rất nhiều những cảm giác khó chịu như ngứa ngáy, thậm chí có thể ảnh hưởng thính giác trong trường hợp để quá lâu và chuyển nặng.

2. Hiểm họa nấm tai

canh-bao-hiem-hoa-kho-luong-tu-viec-su-dung-chung-tai-nghe

Nếu ve tai là những loài ký sinh từ bên ngoài thâm nhập vào tai bạn thì nấm tai là một bệnh lý tai - mũi - họng mà mọi đối tượng, mọi lứa tuổi đều có thể mắc phải. Thật vậy, môi trường trong tai thường rất ẩm ướt và là điều kiện thuận lợi để nấm tai dễ dàng phát triển. Thêm vào đó, với khí hậu nóng ẩm đặc trưng, nấm tai càng dễ dàng sản sinh và lây lan nhiều hơn.

Nấm được lây lan mạnh mẽ từ người sang người qua các vật dụng như que lấy ráy tai, tăm bông... Một trong số đó là tai nghe. Khi bị nấm tai, bạn sẽ vô cùng ngứa ngáy và đặc biệt, bệnh có thể sẽ trở nên nghiêm trọng hơn vì dễ bị nhầm lẫn với cảm giác ngứa tai thông thường.

Để ngừa nấm tai, tốt nhất là bạn nên vệ sinh sạch sẽ tai - mũi - họng hàng ngày, đặc biệt là trong thời tiết nồm ẩm.

3. Các loại vi khuẩn, virus gây bệnh

canh-bao-hiem-hoa-kho-luong-tu-viec-su-dung-chung-tai-nghe

Môi trường bên trong tai, trên thực tế là nơi cư trú của rất nhiều loại vi khuẩn. Có thể bạn không biết, chỉ trên một mẩu ráy tai bé nhỏ cũng có thể tập hợp được hàng tá thức không ngờ tới.

Vì vậy, khi sử dụng tai nghe, đặc biệt là các loại có mút cao su để chất lượng âm thanh được phát ra tốt hơn sẽ làm cho các loại vi khuẩn bám vào dễ dàng. Vì vậy, nếu chẳng may mượn phải tai nghe của ai đó không vệ sinh cơ thể thường xuyên, hoặc họ ở bẩn nhưng không thể hiện ra, bạn sẽ phải đối mặt nguy cơ lây nhiễm các loại virus, vi khuẩn đó.

Thêm vào đó, các loại tai nghe có cao su bọc ngoài sẽ làm cho không gian của tai bịt bít lại khiến cho độ ẩm và nhiệt độ trong tai tăng cao và là điều kiện cực kỳ thuận lợi để các loại virus, vi khuẩn sinh sôi nảy nở.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Khi bạn đeo tai nghe thường xuyên, số lượng vi khuẩn trung bình có mặt trong tai sẽ tăng gấp 11 lần bình thường. Tiến sĩ Kelly Reynolds - Chuyên nghiên cứu về sức khỏe và môi trường tại Đại học Arizona cho biết:"Khi bạn cho mượn tai nghe, điều đó không khác gì việc trao đổi qua lại số vi khuẩn có sẵn trong tai nhau".

Tóm lại, không cần biết chủ nhân chiếc tai nghe là người sạch sẽ hay mất vệ sinh, việc sử dụng chéo hay sử dụng chung tai nghe với nhau là hành động chia sẻ hệ sinh thái vi khuẩn cho nhau. Vì vậy, Top City khuyên bạn nên hạn chế tối đa nhé. 

Trong trường hợp không thể tránh né việc cho mượn hay mượn tai nghe, bạn cần vệ sinh chúng trước và sau khi sử dụng bằng dung dịch vệ sinh hoặc cồn cùng khăn giấy mềm để tự bảo vệ mình và những người khác.


Bài viết liên quan