1900 2226

Định vị vật thể từ xa - ý tưởng lớn gặp nhau của Amazon và Apple


Tư tưởng lớn gặp nhau, cả Amazon và Apple đều đang đồng lòng phát triển công nghệ giúp định vị được vị trí của bất kỳ thứ gì. Định vị vật thể từ xa sẽ là công nghệ mới được phát triển trong tương lai gần. Hãy cùng Topcity tìm hiểu nhanh về những đặc điểm nổi bật của công nghệ này nhé! 

Điểm nhấn trên sân khấu sự kiện Alexa và Echo của Amazon vừa qua không phải là những chiếc loa thông minh thế hệ mới, hay trợ lý ảo Alexa hiện đang có mặt trong gần như mọi sản phẩm mà người dùng mang trên người hàng ngày.

Sản phẩm thực sự quan trọng trong lần này là giao thức kết nối không dây mới của công ty.

Dinh-vi-vat-the-tu-xa

 Xem ngay: Tiết lộ mới nhất về iPhone 12 với cải tiến khiến fan đứng ngồi không yên

Như các thiết bị không dây thông thường hiện nay, có hai phương thức kết nối chính đó là Bluetooth và Wifi. Tuy nhiên, phương thức kết nối này có phần hạn chế về mặt khoảng cách, người dùng sẽ phải ở gần thiết bị mới có thể bắt đầu ra lệnh hay thao tác trên thiết bị.

Bên cạnh đó, các kết nối dữ liệu như 4G hay 5G, các giao thức kết nối dần trở nên phức tạp và tiêu tốn năng lượng hơn.

Trong khi đó, Amazon Sidewalk sử dụng băng tần 900MHz để kết nối – tương tự như các trạm phát thanh nghiệp dư – do vậy khoảng cách điều khiển thiết bị có thể mở rộng lên tới 500m hoặc thậm chí hàng kilomet, nhưng lại tiêu tốn ít năng lượng hơn do dùng tần số thấp hơn.

Hơn nữa, với kết nối dạng mạng lưới (mesh network), Amazon Sidewalk thậm chí còn có thể mở rộng phạm vi kết nối lên tới quy mô một thành phố.

Khi phạm vi kết nối được mở rộng, nó sẽ mở ra nhiều lợi ích bất ngờ chưa từng có. Ví dụ cụ thể, vòng đeo cổ cho thú cưng Ring Fetch, có thể phát ra những cảnh báo khi thú cưng chạy ra ngoài hay bất kỳ đâu.

Thiết nghĩ, với ý tưởng thú vị như thế này, các sản phẩm sử dụng giao thức như thế này có tiềm năng trở nên phổ biến trên quy mô lớn. Hơn hết, bạn có thể định vị vị trí của bất kỳ thứ gì có gắn thiết bị định vị.

Hai ý tưởng lớn gặp nhau.

Có lẽ thật trùng hợp khi cùng thời điểm, Amazon và Apple cùng có một tham vọng chung về những thiết bị có khả năng xác định vật thể từ xa.

Dinh-vi-vat-the-tu-xa

Cụ thể, tham vòng này của Apple càng được khẳng định khi hé lộ thông tin về con chip U1, dù chỉ thoáng xuất hiện trên sân khấu nhưng cũng không thể thoát khỏi con mắt của giới sành công nghệ, và hoàn toàn không được công ty đề cập đến.

Trong khi đó, Amazon sử dụng băng tần 900MHz để kết nối với các thiết bị từ xa, chip U1 của Apple sử dụng định vị thông qua băng tần siêu rộng, với khoảng cách gần để có thể định vị chính xác vị trí vật thể trong căn phòng.
Kết hợp thế mạnh về phần cứng của cả hai công ty với nhau, họ có thể dễ dàng xác định được chính xác vị trí của hầu như mọi thứ.

Để chứng minh cho khả năng kết nối và phủ sóng của Amazon Sidewalk, công ty đã phân phát cho 700 nhân viên của mình đang sống ở khu vực lòng chảo Los Angeles các thiết bị phát sóng bằng giao thức Sidewalk của Amazon. Do các thiết bị này nằm cách nhau trong phạm vi từ 500m đến một dặm, về cơ bản Amazon "có thể phủ sóng nơi mọi người sống ở Los Angeles."

Điều này không chỉ giúp bạn kết nối không dây với thiết bị của mình với một khoảng cách không tưởng, mà còn có thể xác định vị trí của bất kỳ thiết bị nào đó trong thành phố.

Trong khi đó, Apple luôn tỏ ra khá thận trọng trong việc kiểm soát phần mềm cũng như dịch vụ của mình trên các thiết bị iPhone. Tuy nhiên, nhà Táo vẫn không thể đem lại khả năng tương thích giữa thiết bị của mình với đối thủ trong hệ sinh thái nhà thông minh.

Nhìn chung, với mức độ phổ biến về acsc phần cứng của Apple, họ hoàn toàn có đủ khả năng để xây dựng tạo nên một mạng lưới điểm truy cập cần thiết để tích hợp chip U1 bên trong. Với quy mô rộng lớn nay, việc tìm kiếm đồ thất lạc trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết, cho dù nó có nằm ở bất kỳ ngóc ngách nào.

Tiềm năng khổng lồ, nhưng thời điểm chưa đúng.

Dinh-vi-vat-the-tu-xa

Tham khảo: iPhone 11 rẻ hơn cả iPhone XS, trời ơi tin được không?

Lý do gì khiến cả hai ông trùm công nghệ đều phải dè chừng công nghệ định vị này mà chưa công bố rộng rãi tới công chúng?

Rất có thể nguyên nhân xuất phát từ những tranh cãi liên quan đến quyền riêng tư trong giới công nghệ. Việc định vị vị trí từ xa thông qua các kết nối không dây đều bị kiểm soát chặt chẽ nhất từ trước đến nay khiến ai cũng phải dè chừng.

Một nguyên nhân khác có thể là do hiệu năng chưa đạt tiêu chuẩn đề ra, và chưa có nhiều ứng dụng thực tế cho nó. Có lẽ, các ông lớn sẽ công bố mạnh mẽ hơn khi có những ứng dụng thực tế và khai thác được triệt để sức mạnh của công nghệ này.

Chúng ta có thể hy vọng những tin tức mới mẻ về công nghệ định vị thú vị này cũng ứng dụng trong đời sống hàng ngày.

 


Bài viết liên quan